Luật Di Trú Mỹ đã quy định rất rõ cho phép một công dân Mỹ hay một Thường trú nhân trên 21 tuổi có thể đứng ra làm thủ tục bảo lãnh cho thân nhân của mình, bao gồm: vợ/ chồng, con cái, cha mẹ hoặc anh chị em. Vậy, còn trường hợp bảo lãnh người yêu đồng giới sang Mỹ thì sao?
Như là một sự ghi nhận và là đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực không mệt mỏi của những người ủng hộ hôn nhân đồng giới trên đất nước Mỹ sau hàng chục năm kiên trì đấu tranh, ngày 26/6 vừa qua, Toà án tối cao Mỹ đã thông qua điều luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại đất nước này.
Mỹ công nhận hôn nhân đồng giới
Việc công nhận hôn nhân đồng giới ở Mỹ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quyền con người, mở ra một cuộc sống bình đẳng và hạnh phúc hơn cho những cặp đôi đồng tính so với trước đây. Tuy nhiên, quyết định này cũng vấp phải không ít những định kiến của dư luận xã hội, gây ra một số tranh cãi xôn xao ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á.
Vừa qua, Tòa án tối cao Mỹ tuyên bố Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân (Defense of Marriage Act – DOMA) xác lập lại hôn nhân là sự kết hợp giữa 2 cá thể. Chính động thái này đã mở ra một hướng đi mới cho các cặp đôi đồng tính có mong muốn kết hôn và sinh sống tại Mỹ.
Ngoài ra, theo Hiến pháp của Mỹ, những người đồng giới có thể được đăng ký kết hôn và được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp về hôn nhân như những người bình thường khác như: quyền thừa kế, phúc lợi về tiền thuế, y tế, trợ cấp thất nghiệp,…
Có rất nhiều cách thức để những người đồng giới có thể đoàn tụ và cùng nhau sống một cuộc sống tự do trên đất nước Mỹ mà không phải đắn đo hay suy nghĩ về vấn đề gì hết.
Nhiều cặp đôi đồng giới tại Việt Nam đã thu xếp để xin visa du lịch hoặc du học đến Mỹ, sau đó sẽ tiến hành kết hôn tại tòa án thành phố hoặc văn phòng chính phủ có trách nhiệm và thẩm quyền tại địa phương.
Sau khi hoàn tất việc kết hôn thì họ quay về Việt Nam và chờ đợi làm thủ tục duyệt xét visa của Lãnh Sự Quán Mỹ.
Bảo lãnh người yêu đồng tính tại Việt Nam
Làm thế nào để bảo lãnh người yêu đồng giới sang Mỹ?
Tính tới thời điểm hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có công văn chính thức nào công nhận hay phản đối hôn nhân đồng giới, do đó, không thể đăng ký kết hôn đồng giới tại Việt Nam và cũng không thể tiến hành làm thủ tục xin bảo lãnh người yêu đồng tính theo diện vợ/ chồng sang Mỹ được. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là bảo lãnh diện hôn phu/ hôn thê.
Cũng như hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu/ hôn thê, hồ sơ bảo lãnh người yêu đồng giới tại Việt Nam cũng được thực hiện qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Mở hồ sơ và nộp lên USCIS đến khi được chấp thuận và chuyển về NVC.
+ Giai đoạn 2: Hồ sơ từ NVC chuyển về Lãnh sự quán tại VN, hoàn tất các thủ tục pháp lý theo yêu cầu cảu chính phủ Mỹ.
+ Giai đoạn 3: Có lịch phỏng vấn – luyện phỏng vấn và sắp xếp hồ sơ phỏng vấn.
Sau khi mọi thủ tục hoàn tất và được cấp visa, người được bảo lãnh có thể đến Mỹ kết hôn và sau đó lập thủ tục xin thẻ xanh Thường trú nhân.
Về việc xét duyệt hồ sơ bảo lãnh diện hôn nhân đồng giới, đối với giới chức chính phủ, tuy là mới nhưng họ vẫn đảm bảo việc thực thi theo đúng luật mà nước Mỹ đã ban hành, do đó việc xét duyệt hồ sơ diện này diễn ra hoàn toàn bình thường.
Trong quá trình tiến hành hồ sơ diện này, có một số kinh nghiệm đáng lưu ý được đưa ra. Cụ thể:
+ Cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng để vượt qua những định kiến của xã hội, và cần phải thật sự quyết tâm cũng như xác nhận thật rõ ràng tình cảm mà cả 2 dành cho nhau để tránh mất thời gian, công sức và tiền bạc nhưng lại không đạt được mục đích của mình.
+ Khi phỏng vấn diện này, phải thực sự lưu ý và nắm thật rõ tình trạng hồ sơ như: kiến thức mối quan hệ, thông tin cá nhân, thông tin tài chính,… Đặc biệt, phải có sự chuẩn bị xây dựng bằng chứng thật kỹ càng chứng minh tình yêu đích thực giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Đôi khi, viên chức lãnh sự phỏng vấn lại là người có định kiến không hay về hôn nhân đồng tính nên nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng thì kết quả đạt được sẽ không như mong muốn.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO LÃNH NGƯỜI YÊU ĐỒNG GIỚI SANG MỸ?