Tượng Chúa cứu thế – Công trình điêu khắc hoàn hảo

2067

Không chỉ có mục đích tôn giáo, bức tượng này còn thể hiện lòng hiếu khách của Brazil nữa

Hôm nay chúng mình sẽ tìm hiểu về tác phẩm điêu khắc nghệ thuật ở Brazil và là một trong bảy kì quan của thế giới mới nhé!

Cristo Redentor (hay Christ the redeemer) được xây dựng vào năm 1931 để tượng trưng cho cơ đốc giáo, bức tượng Chúa cứu thế làm bằng bê tông cốt sắt và bên ngoài được phủ bên ngoài bằng các mảnh đá steatite nhỏ ghép lại mà người dân ở đây gọi nôm na là “piedra sabao” hay đá “xà phòng” (Đây là loại đá mềm có thể lấy móng tay cạo ra được rất dễ tạo hình, nhưng lại có sức kháng cự lớn và không bị biến dạng hoặc lở, nứt khi thời tiết thay đổi). Bức tượng có chiều cao 38m (chưa tính chiều cao của bục đứng là 9,5m) và chiều rộng là 30m, nặng 635 tấn, hai cánh tay giang rộng với khoảng cách gữa các đầu ngón tay là 28m. Đây là một trong những công trình điêu khắc nghệ thuật (Art decor) lớn nhất thế giới và là một trong những biểu tượng của thành phố Rio de Janeiro và đất nước Brazil nói chung.

tuong-chua-kito-cuu-the-anh111

Tượng Chúa Cứu Thế.
tuong-chua-kito-cuu-the-anh25
Du khách từ bất kì hướng nào tiến về Rio de Janeiro đều có thể nhìn thấy bóng dáng Chúa dang tay đón chào.

Đến Rio de Janeiro, không ít nhà thám hiểm đã phải sững sờ trước vẻ đẹp của ngọn núi “lưng gù” Corcovado (trong tiếng Bồ Đào Nha, “Corcovado” có nghĩa là “lưng gù”).

tuong-chua-kito-cuu-the-anh37

Ngọn núi Corcovado.

Cũng chính vì vẻ đẹp mê hồn của núi mà Đức cha Pedro Maria Boss người Bồ Đào Nha, lần đầu tiên đến Rio de Janeiro vào năm 1859, đã đề nghị với công chúa Isabel cho xây dựng một tượng đài tôn giáo trên đỉnh núi này.

Ý tưởng này của ông đã mở đường cho ý tưởng xây dựng tượng Chúa cứu thế tại nơi đây vào năm 1921, theo tính toán, nếu xây dựng tượng ở trên đỉnh ngọn núi hoa cương này thì dù đứng ở bất cứ vị trí nào trên Rio de Janeiro cũng có thể nhìn thấy bức tượng.

tuong-chua-kito-cuu-the-anh123
tuong-chua-kito-cuu-the-anh46

Trong năm 1922, Brazil đã thực hiện các dự án xây dựng tượng Chúa. Sau một cuộc cạnh tranh rất khốc liệt, dự án đã được giao cho kỹ sư Heitor da Silva Costa đảm nhiệm, “êkip” đi kèm có thêm nhà điêu khắc Carlos Oswald và Paul Landowski, kỹ sư Guglielmo Marconi là người thiết kế đèn chiếu sáng xung quanh tượng. Tiếp đó, các chiến dịch gây quỹ quốc gia cho các công trình được tổ chức.

tuong-chua-kito-cuu-the-anh132

Lúc đầu, tượng Chúa theo bản vẽ đầu tiên của Carlos Oswald là một phiên bản khác hẳn: Đức Chúa mang thánh giá và tay cầm quả địa cầu đứng trên bục đá tượng trưng cho thế giới. Nhưng người dân thành phố Rio de Janeiro lại chọn hình tượng Đức chúa mà chúng ta nhìn thấy ngày nay.

tuong-chua-kito-cuu-the-anh172

Sự lựa chọn này đã thỏa mãn không riêng gì ý nguyện của các giáo dân muốn được Chúa che chở mà cả mục đích tôn giáo vì hình dáng của Chúa với cánh tay giang rộng đã tượng trưng cây thánh giá và cũng thể hiện sự hiếu khách của người Brazil giang tay đón các du khách thập phương đến thăm, phải gọi là một mũi tên trúng ba đích ý chứ.

Cuối cùng, vào năm 1927, việc xây dựng bức tượng bắt đầu sau khi các mô hình kích cỡ khác nhau đã được xây dựng.

tuong-chua-kito-cuu-the-anh55

Hình ảnh tư liệu về công cuộc xây dựng tượng Chúa Kitô.
tuong-chua-kito-cuu-the-anh65
Từng bước được hoàn thành
tuong-chua-kito-cuu-the-anh77

Tất cả các vật liệu cần thiết cho việc xây dựng và những người tham gia vào việc xây dựng bức tượng đều được chuyển tới Corcovado bằng xe lửa.

tuong-chua-kito-cuu-the-anh85

Sau 5 năm xây dựng, vào ngày 12-10-1931, tượng Chúa cứu thế được khánh thành. Ngày nay tuyến xe lửa từng để chở vật liệu trước được dùng để đưa du khách đi lên tham quan tượng. Bên dưới chân tượng là một nhà thờ nhỏ với sức chứa khoảng 150 người.

tuong-chua-kito-cuu-the-anh142

Năm 1985, chính phủ Brazil cho xây dựng tuyến đường sắt thông đến núi Corcovado, cách đỉnh núi khoảng 40 m. Từ đây qua 120 bậc đá là có thể đến bệ tượng. Tại đây, có thể ngắm nhìn toàn cảnh Rio de Janeiro. Ngoài ra, cũng còn có một đường bộ cho các người leo núi.

tuong-chua-kito-cuu-the-anh152

Du khách từ khắp nơi tới đây.

tuong-chua-kito-cuu-the-anh105

Làm lễ dưới chân tượng Chúa.

tuong-chua-kito-cuu-the-anh113

Nhiều cải cách đã được thực hiện để đảm bảo chất lượng của tượng Chúa cứu thế. Sự đổi mới đáng kể nhất là vào tháng 9 năm 2002, một thang máy toàn cảnh và nâng cấp hệ thống cầu thang để giảm bớt khó khăn cho người cao tuổi muốn thăm quan.

KENH14.VN