CHUYẾN ĐỘC HÀNH ĐẤT MŨI CÀ MAU | Nguyễn Thành Tân

3992

Từ lâu rồi, ước có một ngày làm một chuyến về vùng Đất Mũi Cà Mau, chưa đi lần nào nên tâm trạng cũng hơi lo lắng không biết rồi có đến được hay không. Trăm sự nhờ bác Google hướng dẫn, đến nơi chưa một lần đến thì bao giờ cũng sợ ngũ ngoài đường vì không có nhà nghĩ nhất là vùng sông nước đầm lầy khỉ ho cò gáy Đất Mũi này trước giờ không có đường bộ để vào, tất cả mọi việc đều đi ghe tàu. Du khách đến Đất Mũi trước đây phải đi ghe tàu hoặc cano từ huyện Năm Căn chứ không có phương tiện nào khác, tình cờ nhìn bản đồ Wikimapia thì thấy ai đó vẽ đường bộ từ Thị trấn Năm căn vào Đất Mũi, xem thêm thông tin thì rõ là đã có đường bộ, chính thức đây là đoạn cuối đường Hồ Chí Minh dài 51.3Km từ Thị trấn Năm Căn vào đến xã Đất Mũi thuộc huyện Ngọc Hiển tình Cà mau, địa danh thiêng liêng của tổ quốc. Đường Hồ Chí Minh là một trong 4 con đường giao thông huyết mạch, chạy từ Bắc vào Nam Việt Nam, các tuyến còn lại là quốc lộ 1A, Đường cao tốc Bắc – Nam (Việt Nam) và đường ven biển Việt Nam. Đường Hồ Chí Minh còn một số đoạn đang thi công, dài khoảng 3.167 km. Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn – Đất Mũi được khởi công tháng 5 năm 2009 dài 51,3Km, Điểm đầu dự án tại khoảng Km2297-QL1A (cách bùng binh Bưu điện khoảng 4km) thuộc địa phận thị trấn Năm Căn và điểm cuối tại Khu du lịch Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Đến nay thông xe đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn – Đất Mũi đã nối thông toàn tuyến đường bộ từ Pắc Bó (Cao Bằng) – điểm đầu của đất nước đến Mũi Cà Mau – điểm cuối cùng của đất nước.

Vậy là quyết định lên đường, độc hành với xe máy, cũng không có gì phải bận tâm, vi vu lúc 8 giờ sáng mới bắt đầu khởi hành từ nhà, tới đâu thì nghĩ tới đó, để rút ngắn đoạn đường khi về miền Tây tôi luôn vạch con đường QL1A kết hợp QL60 đồng thời đi vào những con đường tắt rút ngắn con đường khổ ải. Từ đường Phạm văn Đồng ra Lăng Cha Cả vào đường Cộng hòa rẽ trái qua Tân kỳ tân quý đến cuối đường vào QL1A thẳng đến nút giao thông Tân tạo rẽ phải vào đường dẫn Tân tạo-Chợ đệm, đường này có tên mới là đường Võ Trần Chí cố Bí thư Thành ủy Tp HCM, ra đụng cao tốc Saigon-Trung lương ngoặc vào đường Nguyễn Hửu Trí chạy một mạch tới Bến lức Long an, chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ tôi đã có mặt tại Bến lức, từ đây đi QL1A đến Mỹ tho, bắt đầu đi QL60.

Quốc lộ 60 bắt đầu từ ngã ba Trung Lương, Mỹ Tho, Tiền Giang, đi qua các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và kết thúc tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, với chiều dài khoảng 115 km.

Quốc lộ 60 giúp rút ngắn đường đi từ Mỹ Tho đến Sóc Trăng trên 50 km so với đi theo quốc lộ 1A; rút ngắn đường đi từ Mỹ Tho đến Trà Vinh 60 km so với đi theo quốc lộ 1A và quốc lộ 53 trên 130 km, đồng thời ít xe cộ.

1

Đến cầu Rạch miểu thì bắt gặp “dáng đứng Bến Tre”, ngoài hình ảnh cây dừa truyền thống của Bến tre thì giờ đây Bến tre được nhớ tới qua hình ảnh cầu Rạch miểu.

2

Cầu Rạch Miễu nằm trên quốc lộ 60 bắc qua sông Tiền, cách bến phà củ khoảng 1 km về phía thượng lưu. Đây là chiếc cầu dây văng lớn thứ ba được xây dựng ở đồng bằng sông Cửu Long và Rạch Miễu là cây cầu đầu tiên do chính các kỹ sư VN thiết kế và thi công theo công nghệ mới.

Rất khó có cây cầu nào như cầu Rạch Miễu, đứng trên cầu mà hướng về biển Đông sẽ bắt gặp bốn cù lao “chụm đầu” lại, hợp thành “Tứ linh” giữa sông nước mênh mông. Mỗi cù lao đều có nét đặc thù, mang sắc thái riêng tạo nên một quần thể sinh động.

3

Qua khỏi cầu là bắt gặp những bảng hiệu to tướng, trùng trùng điệp điệp mà đa phần không thể thiếu dừa và kẹo dừa Bến tre và nhiều vô kể những sản phẩm từ dừa

4

QL60 qua Bến tre rộng rãi ít xe cộ, chạy một loáng thì tạm biệt thành phố Bến tre.

Ngày nay đến Bến tre phải nhắc đến 3 cây cầu đã giúp Bến tre phá thế độc đạo của tình này: cầu Rạch Miểu, Cầu Hàm Luông, cầu Cổ chiên. Ba cây cầu này đều nằm trên QL60

Cầu Hàm Luông là cây cầu bắc qua sông Hàm Luông nối liền Thành phố Bến Tre (km 15+500, quốc lộ 60) và huyện Mỏ Cày Bắc (km 27+000, quốc lộ 60), cách bến phà Hàm Luông 2,3 km về phía thượng lưu. Cầu được khởi công vào ngày 17 tháng 1, 2006, đã cho thông xe vào ngày 30 tháng 4 năm 2010.

5
6

Cầu Cổ Chiên thông xe 16/5/2015

Mới đây, Bộ GTVT cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Dự án Xây dựng cầu Đại Ngãi sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản, nhằm sớm triển khai dự án này.

Dự án xây dựng cầu Đại Ngãi có chiều dài tuyến hơn 15 km bao gồm: 7 cầu (2 cầu chính là cầu Đại Ngãi 1 và 2; 5 cầu trung và nhỏ) và đường dẫn vào cầu, trong đó

– Cầu Đại Ngãi 1: dài 2.240 m dạng cầu dây văng vượt qua luồng Định An, với tĩnh không thông thuyền 45 m, chiều rộng thông thuyền tối thiếu 300 m.

– Cầu Đại Ngãi 2: dài 860 m dạng cầu đúc hẫng cân bằng vượt qua luồng Trần Đề. Mặt cắt ngang các cầu Đại Ngãi 1 và 2 với quy mô 4 làn xe, mặt cầu rộng 16 m; đường dẫn hai đầu cầu và các cầu trên tuyến, trong giai đoạn trước mắt rộng 9 m và sẽ mở rộng theo nhu cầu từng giai đoạn. Tổng mức đầu tư giai đoạn trước mắt của dự án khoảng 5.700 tỷ đồng.

Cầu Đại Ngãi hoàn thành sẽ nối thông toàn tuyến hành lang ven biển phía Đông, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội cho 6 tỉnh khu vực ĐBSCL.

Ngoài 4 cây cầu chiến lược cho Tiền giang, Bến tre, Trà Vinh, Sóc trăng thì bên trong cũng có những cây cầu đã được nâng cấp, sửa chửa rộng rãi lưu thông dể dàng thay cho những cây cầu ộp ẹp “gập ghềnh khó đi” như cầu Mõ cày chẳng hạn

7 Cầu Mõ cày, (khi về xem hình mới thấy, không biết đại gia nào đi ô tô màu đen có biển 3456 đẹp quá.)
8

Một cây cầu trên đường dẫn vào cầu Cổ Chiên – Cầu Tân Điền

9

Và mới đây thôi ngày 16/05/2015 cũng đã khánh thành và thông xe cầu Cổ Chiên. Cầu Cổ Chiên là một trong bốn dự án quan trọng được ưu tiên thực hiện trong việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời cũng là một trong 4 cầu quan trọng trên tuyến quốc lộ 60. Như vậy là 3 /4 cầu đã khánh thành và thông xe còn lại dự án cầu Đại ngãi nối liền Trà Vinh và Sóc trăng.

Trước khi đến Cầu Quan, Tiểu Cần để qua phà Đại Ngãi thì QL60 bị gián đoạn tại Trà Vinh bởi giao với QL53 nhưng chệch nhau 10 Km từ ngã ba Bình Phú (mối giao thuộc Càng Long, Trà Vinh), sau khi đi 10 Km thì đến ngã ba tượng đài chiến thắng Trà Vinh mới tiếp tục vào QL60 đi Thị trấn Cầu quan

10

Từ QL60 ra ngã ba Bình Phú giao với QL53 thuộc huyện Càng Long, Trà Vinh
11

Ngã ba Tượng đài chiến thắng Trà Vinh (giao QL53 và QL60) quẹo phải đi Tiểu Cần

12
13
14
15

Đoạn 10Km trên QL53 phải nhắc để các bạn nhớ đây là chổ quán Bánh Canh Bến Có nổi tiếng của Trà Vinh, từ Saigon đến đây cũng vào giờ ngọ, dừng chân ăn tô bánh canh Bến Có nếu cảm giác chưa no thì mần luôn đòn bánh tét Trà Cuôn, cũng đặc sản của Trà Vinh để ổn định cái bao tử và lấy sức chiến đấu với đoạn QL60 còn lại cho đến Sóc trăng nhé.

Do chưa có cầu nên phải lụy con Phà Đại ngãi, phà Đại ngãi nối liền Trà Vinh tại thị trấn Cầu Quan huyện Tiểu Cần, đầu bên kia là Đại Ngãi, Sóc trăng cách Thành phố Trà Vinh tính từ vòng xoay tượng đài chiến thắng Trà vinh đến phà Cầu quan đúng 40 Km. Dòng sông Hậu tại đây có một Cù Lao Dung ở giữa dòng sông, cù lao thuộc huyện Cù Lao Dung tình Sóc trăng, do vậy phải đi Double 2 lần phà cách nhau khoảng 2 Km, là chiều ngang của cù lao tại vị trí tuyến phà đi qua, thời gian hơi lâu, nhưng bù lại rút ngắn đường khoảng 50Km nếu đi theo QL1A. Mỗi lần phà phải mua vé cho mỗi lượt, môt lượt 6.000đ cho xe và người.

Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Được thành lập ngày 1 thang 11 năm 2002, Huyện lỵ đặt tại thị trấn Cù Lao Dung. Huyện như một hòn cù lao lớn, nằm giữa 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, bao gồm 3 hòn cù lao nhỏ gộp lại: Cù lao Tròn, Cù lao Dung và Cù lao Cồn Cộc. Chính Cù lao Dung với hình thể tự nhiên đã hình thành nên 2 cửa sông đổ vào biển Đông: Định An và Trần Đề trong hệ thống 9 cửa sông của dòng Cửu Long

16

Cả 2 bến phà – bên Trà Vinh và Sóc trăng đều thống nhất một tên chung – Bến Phà Đại Ngãi

17

QL60 trên Cù Lao Dung chỉ dài 2 Km, trãi nhựa phẵng phiu

18

Từ trên phà nhìn về Xã Đại Ngãi,huyện Long Phú, tỉnh Sóc trăng
19

Những vạch đỏ tôi vẽ là đường phà chạy, chạy tuyến 1 xong lên Cù Lao Dung đi khoảng 2Km đường bộ, đây cũng thuộc QL60, xong đi tiếp tuyến 2, môt lượt 6.000đ cho xe và người, phải mua vé cho 2 lượt riêng biệt, bởi vì trong đó người dân ở Cù Lao họ chỉ đi 1 lượt về nhà.

Khi lên phà bên Đại ngãi, nếu nhìn vào bản đồ thì dể dàng nhận ra có 3 lối rẽ cho 3 hướng đi, nếu rẽ phải đầu tiên thì ngược QL Nam Sông Hậu về Cần thơ cách Đại ngãi 48 Km, rẽ trái cũng theo QL NSH xuống Bạc Liêu cách Đại ngãi 99Km (Quốc lộ Nam Sông Hậu dài 144Km) nối Cần Thơ và Bạc Liêu, và một ngã rẽ phài chếch nhau với QL NSH khoảng 700m thì tiếp tục vào QL60 đi thẳng về Tp Sóc trăng cách nơi này 19Km.

Đó là nói trên bản đồ, còn thực tế thì tôi bị “tẩu hỏa nhập ma” ở khu vực này, thay cho ý nghĩ trong đầu là tiếp tục đi QL60 về Sóc trăng sau đó ra QL1A đi Bạc Liêu thì tôi táp ngay vào chỉ dẫn trên cột cây số “Bạc Liêu 99Km”, ngay tại vòng xoay Đại Ngãi, nghĩ rằng trước sau gì cũng phải đến Bạc Liêu thôi thì né Tp Sóc trăng đi thẳng Bạc Liêu, nhưng không ngờ con đường đi Bạc Liêu ấy lại là QL Nam Sông Hậu, nó kéo dài ra thêm khoàng 30 Km nữa so với đi Tp Sóc Trăng, vì con đường này chạy ra biển cặp theo bờ biển đi về Tp Bạc Liêu, khi đi được khoảng chục cây số nghĩ đây cũng là cơ hội để khám phá QL này vì chưa đi lần nào, 99 cây nhằm nhò gì. Lại đường vắng vẽ, “an toàn xa lộ” hơn.

Quốc lộ Nam Sông Hậu, còn được gọi là quốc lộ 91C, là một quốc lộ dài 144 km chạy dọc theo bờ Nam sông Hậu bắt đầu từ giao lộ với quốc lộ 91B tại quận Ninh Kiều và điểm cuối giao với quốc lộ 1A tại thành phố Bạc Liêu. Tuyến đường đi qua quận Cái Răng, Ninh Kiều (TP Cần Thơ); huyện Châu Thành (Hậu Giang); huyện Kế Sách, Long Phú, Trần Đề, Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và thành phố Bạc Liêu.

Tuyến đường này được khởi công ngày 19 tháng 5 năm 2005 và thông xe ngày 9 tháng 3 năm 2011 sau 6 năm xây dựng. Tổng mức đầu tư 3.296 tỷ đồng. Quy mô đường theo tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, mặt bê tông nhựa, có 39 cầu vượt và 11 nút giao.

20

Quốc lộ Nam Sông Hậu mà tôi đi qua phải kể TX Vĩnh Châu là một thị xã thuộc tỉnh Sóc Trăng, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Trước năm 1975, vùng đất Vĩnh Châu đã từng có thời kỳ thuộc về tỉnh Bạc Liêu.

Người dân trồng lúa, rau quả đặc biệt chuyên canh hành củ tím rất được ưa chuộng, Với diện tích trồng hàng năm khoảng 6.000 ha cùng chất đất cát pha thích hợp, hành tím là cây trồng chủ lực của bà con Vĩnh Châu sản lượng cung cấp cho các tỉnh miền nam. Tôi chưa rõ củ hành tím Vĩnh Châu như thế nào nhưng biết rằng củ hành tím Vĩnh Châu đã xuất khẩu ra nước ngoài cũng có thể hiểu đã đạt được con số về sản lượng và chất lượng. Hành tím gắn bó với người dân nơi đây từ lâu đời và là cây trồng chính, được bà con ưu ái phát triển bên cạnh các loại hoa màu khác. Năm 1966, hành tím được khuyến khích trồng thử tại Vĩnh Châu với tên gọi “củ hành đỏ”

Hiện tại, năng suất trung bình của hành tím tại Vĩnh Châu đạt khoảng 14 – 15 tấn trên một ha. Giá bán trung bình dao động từ 15.000 đến 25.000 đồng một kg, có thời điểm lên đến 30.000 đồng một kg.

21

99 cây nhằm nhò gì. Lại đường vắng vẽ, “an toàn xa lộ” hơn
22
23

Với diện tích trồng hàng năm khoảng 6.000 ha cùng chất đất cát pha thích hợp, hành tím là cây trồng chủ lực của bà con Vĩnh Châu sản lượng cung cấp cho các tỉnh miền nam.

24

Ngoài ra tôi còn thấy trên những mãnh ruộng còn có bí đỏ, ớt sừng to tướng, cả loại ớt gì mà trái tròn như quả cà chua

25

Hầu hết trước sân mỗi nhà đều có phơi không nhiều thì ít củ hành tím
26

Nhà giàu nhà nghèo tôi đều thấy họ phơi củ hành tím, củ hành tím là cuộc sống cùa nông dân TX Vĩnh Châu trong đó không ít người Khmer(màu vàng vàng bên phải hình cũng là hành tím, nguyên lá đã chuyển sang màu vàng)

27

Và họ tưới như thế này đây, lúc nào cũng thấy có 2 người- 1người kéo dây và 1 người tưới, tuy phải tưới nhưng ruộng củ hành tím phải lên liếp, mới thấy trồng củ hành không phải dể, là loại”nắng không ưa, mưa không chịu”

28
29

Cầu Mỹ Thanh bắc qua sông Mỹ Thanh thuộc địa bàn xã Lịch Hội Thượng, Huyện Long Phú và xã Vĩnh Hải, Huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng trên tuyến đường Nam Sông Hậu

Cao: 7.0m, tính từ mực nước, Rộng: 50.0m, Đường xe chạy (2 làn xe), Dải lan can 2 bên 0,5m. Sau hơn 2 năm thi công cầu được khánh thành ngày 30/11/2004

Cầu Mỹ Thanh nằm trong hướng giao thông qua các tuyến Quốc lộ 60, Quốc lộ 91C, Quốc lộ Nam sông Hậu . . . góp phần tạo động lực cho việc phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội và ổn định chính trị, an ninh quốc phòng trong khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng

Riêng về con sông Mỹ thanh trông không khác gì một cửa sông đổ ra biển như dòng Cửu long, nhưng nó không được tính trong hệ thống 9 rồng vì không thuộc hệ thống sông Mê Kông , từ trên cầu nhìn thấy cửa biển rất rõ nét do vị trí cầu sát biển đông.

30

Cũng như các tỉnh Trà vinh, Bạc liêu thì Sóc trăng cũng rất đông người dân tộc Khmer nên chùa chiềng Khmer nằm rãi rác trên đoạn đường Nam Sông Hậu nơi tôi đã đi qua.

31

Ngôi nhà của người Khmer thì ra sao cũng được, có te tua rách nát cũng không sao, nhưng ngôi chùa của họ lúc nào cũng trang điểm sơn son thiếp vàng nguy nga lộng lẩy

32

Xe hết xăng, tìm cây xăng để đổ thì gặp em này. Không phải chỉ có chùa Khmer ngự trị Sóc trăng, bất chợt gặp thánh thất Cao Đài ngay tại thị trấn Đại ngãi, góp phần cho sắc màu tôn giáo

33

Qua hết địa phận TX Vĩnh Châu trên QL Nam Sông Hậu tôi bước vào Bạc Liêu, ranh giới này chỉ cách Tp Bạc Liêu có 9Km, đầu tiên gặp gỡ ngay anh chính quyền, đó là UBND Xã Vĩnh Trạch thuộc Tp Bạc Liêu

34

Chỉ còn 3Km nữa thì đến trung tâm Bạc Liêu có ngã rẽ ra QL1A, tất nhiên cũng không vội bởi có nhiều ngã rẽ ra QL1A chứ không chỉ có một, nên tà tà vào Tp thăm “Công tử đốt tiền nấu trứng, tỏ ra mình giàu” một chút rồi trực chỉ Cà mau (Bạc Liêu – Cà Mau 60Km)

35

Đến Bạc liêu trời sụp tối, chắc khoảng 17g30, nhưng cũng đủ để thấy một tấm bàng ngồ ngộ “Nghĩa Trang Từ Trần, Thành phố Bạc Liêu” nên dừng lại hút 1 điếu thuốc và chụp anh ấy, hình như câu chử hơi thừa, đã nghĩa trang thì không thể dành cho người chưa từ trần, đáng chú ý trong nghĩa trang người ta trồng củ hành tím ở những khoảng đất trống đấy các Bác, kinh chưa. Em ước mong sao không ăn phải những củ hành ở nghĩa trang này.

36

Nhanh chân rời Tp Bạc liêu thôi, mặt trời tắt nắng, xe cộ lên đèn. Ngã ba vào QL1A trực chỉ Cà mau lảnh trọn 60 Km trong đêm.

37

Đúng 19g30 đã có mặt tại vòng xoay Ngã Năm (Không phài vòng xoay tượng đài cách vài trăm mét). Kết thúc 1 ngày vi vu từ 8 giờ sáng đến 19g30 từ Saigon đến Cà mau, may mắn vẫn khỏe khoắn và vô cùng phấn khởi vì đã kết thúc chặn đường 336Km (đồng hồ Contermet) nhẹ nhàng, xe pháo an toàn mạnh mẽ. Ăn uống, nghĩ ngơi chuẩn bị cho chuyến vào Đất Mũi với hơn 100Km

Sau 30/4/1975 giải thể đơn vị hành chánh Năm Căn, lúc này Năm Căn thuộc thị trấn của huyện Ngọc Hiển, thành lập tỉnh Minh Hải.

Ngày 06 tháng 11 năm 1996, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, theo đó chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau

Ngày 17 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ-CP về việc thành lập lại huyện Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở 53.291,40 ha diện tích tự nhiên và 70.745 người của huyện Ngọc Hiển. Huyện Năm Căn có 53.291,40 ha diện tích tự nhiên và 70.745 người; có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã Hàm Rồng, Đất Mới, Hàng Vịnh, Hiệp Tùng, Tam Giang, Tam Giang Đông và thị trấn Năm Căn.

Ngày 05 tháng 09 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 113/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã Lâm Hải trên cơ sở 12.272,40 ha diện tích tự nhiên và 10.531 người của xã Đất Mới.

Theo quy hoạch chung đô thị Cà Mau đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, toàn bộ huyện Năm Căn sẽ được nâng lên thành thị xã Năm Căn, gồm 3 phường: 1, 2, 3 và 6 xã: Đất Mới, Hàm Rồng, Hiệp Tùng, Lâm Hải, Tam Giang, Tam Giang Đông.

38

Quốc lộ 1A kết thúc tại thị trấn Năm Căn vị trí Km2360, nhìn bản đồ củ khi xưa chúng ta thấy huyện Ngọc Hiển là một ốc đảo, biệt lập với phần thế giới còn lại, không có đường xá người dân khi cần ra khỏi huyện, đi Tp Cà mau chẳng hạn thì duy nhất chỉ bằng ghe, tàu và ngược lại đến với huyện Ngọc hiển là điều gian nan cho những ai từ trước giờ chỉ sống ở đô thị

Nhìn chung, sau 1975 việc nhập rồi sau đó tách ra trở lại, chắc chắn gây không ít khó khăn, phức tạp và tốn kém trong quản lý hành chánh của tỉnh, thành. Dể thấy nhất sau 1975, do nhập tỉnh người dân phải còng lưng, đem theo lộ phí và lương thực khi phải đi 1, 2 ngày đường từ nhà lên tỉnh, thành khi có việc công đường. Đó là nói ở những nơi bình thường còn Năm Căn , Ngọc HIển của Cà Mau thì khỏi phải nói, còn gian nan gấp trăm lần.

Từ Tp Cà mau xuống TX Năm Căn là 54Km, đoạn tuyến cuối cùng của QL1A, Km2360. Quốc lộ 1A hay Đường 1 là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan trên là dòng sông tiền tiêu như nước Việt Nam và Trung Quốc, nằm tại xã Bảo Lâm thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Nó kết thúc tại Năm Căn nằm trong địa phận TX Năm Căn, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2360 km. Đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam, nó đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ nên nó còn được gọi là quốc lộ xuyên Việt hay tuyến đường huyết mạch.

39

Đây, con đường QL1A từ Cà mau đến Năm Căn, nhìn bảng cột cây số , cho ta nhiều thông tin bổ ích, nhất là đối với những người từ phương xa: Ta là QL1A, vị trí Km2255, còn 34Km đến cầu Đầm Cùng, chịu khó để ý thì biết được từ Tp Cà mau vào đến vị trí chụp hình này là (2255-2247=8Km), đoạn đường 54Km từ Tp Cà mau đến Năm Căn, ta đi được 8Km, vậy còn lại 46Km nữa đến Năm Căn, đến Đầm Cùng chỉ còn 12Km thì tới Năm Căn. Lâu lâu ôn lại toán đố lớp năm, kẻo quên tuốt. Một chú boy đi xe đạp ngược chiều, đang lo CSGT thì thấy ông này giơ máy chụp hình lên chụp nên dừng lại ngơ ngác nhìn, tự hỏi không biết ông này là ai nhỉ?Nếu biết rồi boy chỉ có thốt lên: Ối giời!

40

Từ chổ chú Boy đi thêm 12Km nữa nghĩa là cách Tp Cà Mau 20Km có ngã rẽ phải vào huyện Trần Văn Thời, có thị trấn Sông Đốc thuộc huyện và đặc biệt Khu du lịch Hòn Đá Bạc thuộc xã Khánh Bình Tây, mục tiêu là Đất Mũi nên bỏ qua KDL Hòn Đá Bạc trong đợt này, chờ dịp khác hay có khi chờ kíếp sau.

41

Khu du lịch Hòn Đá Bạc, hãy đợi đấy

42

Ngang qua Thị trấn Cái Nước thuộc huyện Cái Nước cách Tp Cà Mau (54-20=34Km)

43

Cũng tại vị trí này năm 2008 so với 2017 chỉ 9 năm thôi thì mọi vật thay đổi một cách ngỡ ngàng, với con mắt của tôi thì nhà mọc lên san sát, không còn mảnh đất trống, đường QL1A mở rộng thêm, xe pháo trên đường nhiều hơn, hình như dân đưa nhà ra sát đường hơn để buôn bán, dù, bảng hiệu, ghế, chai lọ, xe bánh mì…..xuất hiện, 2008 không có gì. Duy nhất chỉ có tấm biển chỉ đường là còn trinh nguyên, chỉ hơi nghiêng nghiêng vì 9 mùa mưa gió

44

Cầu Đầm Cùng bắc qua sông Bảy Háp trên QL1A (cách Cà mau 42Km cách Năm Căn 12Km) được khởi công ngày 5 tháng 1 năm 2009. Cầu Đầm Cùng là một trong hai cây cầu cuối cùng trên QL1A từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Mũi Cà Mau. Ranh giới giữa hai huyện Cái Nước và Năm Căn. Sáng 30 tháng 1 năm 2012 tại ấp Đầm Cùng xã Trần Thới huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau, Bộ GTVT phối hợp với tỉnh Cà Mau tổ chức khánh thành cầu Đầm Cùng đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của phà Đầm Cùng, phà cuối cùng trên QL1A.

45
46

Con đường QL1A trong thị trấn Năm Căn đang được mở rộng, có những hạn mục còn làm dang dỡ, sơn phết chưa xong

Trong những năm gần đây, hạ tầng giao thông huyện Năm Căn phát triển vượt bật, từ việc hưởng lợi tuyến đường do Trung ương đầu tư đến phát triển hệ thống lộ giao thông nông thôn. Qua đó, tạo điều kiện cho người và phương tiện đi lại thuận tiện, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, huyện Năm Căn còn hưởng lợi hơn 9km lộ từ tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua, cùng với những chiếc cầu vừa đưa vào sử dụng đã nối liền huyện Năm Căn với các huyện lân cận và thông suốt về trung tâm TP. Cà Mau.

47
48

Bệnh viện ĐKKV Năm Căn vị trí nằm ở trung tâm Thị trấn Năm Căn, có diện tích 49.404,9 ha, phục vụ cho 74.732 người và một số bộ phận nhân dân của các huyện lân cận như: Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước.

– Bệnh viện có tổng số 18 khoa, phòng, trong đó có: 04 phòng chức năng và 14 khoa lâm sàng, cận lâm sàng với tổng số 161 cán bộ, viên chức

49

Cảnh làm rạp đám cưới ở miền Tây mà tôi thường thấy, họ chơi ra đường luôn, đường thị trấn Năm Căn còn to chứ có nhiều chổ họ để trên đường nhỏ chỉ còn một xe máy chạy qua, nó trở thành tập quán, ai làm rạp đám cưới mà không đem ra đường là người bất thường chăng? Có thể họ chưa có khái niệm ô tô khách mất lái, ô tô tải mất phanh.

50

Điểm mua bán chó mèo tại thị trấn Năm Căn, chó không chỉ giữ nhà, mèo không chỉ bắt chuột mà còn có chức năng “lên sàn”

51

Bùng binh Bưu điện Năm Căn với biểu tượng cây cột (chưa hoàn chỉnh, hình như cột đèn chùm) là vị trí cuối cùng của QL1A, kết thúc ở Km2360, phía trước Bưu điện Năm Căn, trong quán cà phê Nguyễn Bi tôi đang ngồi, nhìn thẳng ra là QL1A. Kết thúc đoạn Cà mau-Năm Căn 54Km , cũng là bắt đầu vào đoạn cuối đường HCM từ Năm Căn đến Đất Mũi cũng khoảng 54Km (cho dể nhớ) có chổ ghi 51,3Km, chổ nói 49Km (tương đối thôi, Bác nào còn nghi ngờ, xách thước xuống Năm Căn mà đo)

52

Cầu Năm Căn khoảng 3km, bề rộng B = 12m

Đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Cà Mau dài 136km, trong đó tận dụng QL63 và QL1 là 75km và đầu tư xây dựng là 61km (gồm 3 dự án cầu Đầm Cùng, cầu Năm Căn và đoạn Năm Căn – Đất Mũi).

53

Năm 2016 đã triển khai và hoàn thành 53,5Km (Dự án cầu Đầm Cùng dài 2km; dự án cầu Năm Căn khoảng 3km, và 51, 5km đoạn từ Năm Căn đến Khai Long thuộc dự án Năm Căn – Đất Mũi). Đoạn Năm Căn đến Khai Long đã cơ bản hoàn thành từ đầu năm 2016.

Đường HCM là huyết mạch cả nước thì cầu Năm Căn có thể gọi là thông mạch cho huyện Ngọc Hiển, cho đường HCM bởi dòng sông Cửa Lớn có thể hình dung là bức tường thành ngăn cách huyện Ngọc Hiển với thế giới bên ngoài, chưa có cầu Năm Căn cũng có nghĩa đường HCM chưa thông huyết mạch

54
55
56

Đường HCM đoạn cuối Năm Căn-Đất Mũi, chủ đầu tư Bộ Quốc Phòng, con đường ngoài quốc kế dân sinh, mục tiêu An ninh quốc phòng đặt hàng đầu , không tính toán thiệt hơn về kinh tế, còn đối với “hai lúa” Đất mũi kể từ bây giờ họ bắt đầu tập chạy xe máy, có nhà khá giả họ mua một lượt 3,4 chiếc xe để … “chạy cho đã”

Vì phải xuyên qua vùng đầm lầy, sông rạch nên giá trị thành tiền của con đường gấp chục lần con đường bình thường, nạo vét tất cà bùn nhão mang đi, mang đất cát chổ khác đến đổ nền, phải nói con đường chỉ hơn 50 Km nhưng vất vả gian nan cho những nhà đầu tư và công nhân. Sông rạch chằng chịt khiến cầu trên đoạn đường nhiều vô số kể, tuy thông xe nhưng con đường chưa hoàn chỉnh 100%, đoạn cuối những cột chắn hai bên đường còn nằm ngổn ngang, đoạn từ cầu Rạch tàu (ngay đầu khu dân cư trung tâm xã Đất Mũi) vào đến điểm cuối là KDL sinh thái Đất Mũi khoảng 7Km còn đang làm, vì vậy tôi phải đi vòng vào bên trong ấp Mũi cũng là thị tứ của Xã Đất Mũi để đi, nhưng xe máy và ô tô 4, 7 chổ vẫn vào đến nơi bình thường, ô tô trên 16 chổ hoặc xe khách thì không thể đi được

57

Những cột chắn hai bên hành lang đường còn nằm ngổn ngang

58

Hai bên cầu Rạch tàu đường chưa trãi nhựa

59

Đường chỉ có thể đi được đến cầu Rạch Tàu, qua cầu phải chung xuống hai bên vệ cầu vào xóm ấp Mũi bên trái cầu

60

Đi vào xóm Mũi là thị tứ cùa Xã Đất Mũi, có chợ đất Mũi và bến tàu

61

Nhà nhà phơi khô

62

Chợ Đất Mũi

63

Còn 7 Km đang làm dang dở nên phài đi vào những con đường xi măng như thế này

64

Từ dưới chân cầu Rạch tàu vào đến cột mốc quốc gia còn 7Km đường đang làm phải quẹo trái hoặc phải vào Xóm Mũi, cầu Rạch tàu vẫn chưa xong

65

Nhà hàng Biển xanh nơi hang cùng ngõ tận

66

Cổng vào KDL Đất Mũi nơi có Mốc Tọa độ Quốc gia, Tiêu cảnh Mũi tàu và Cầu tàu

67
68

Xe ô tô biển số Hà nội vượt hàng ngàn cây số cũng có mặt tại Đất Mũi để…chụp hình với cột mốc quốc gia. Ấy vậy vẫn có xe 16 chổ len lõi vào được tới nhà hàng “Đất Mũi Cà mau”

69

Cột Mốc tọa độ Quốc gia

70

Cầu tàu, tương lai bị ế vì có đường bộ, mùa này cũng nước cạn tàu , cano cũng chả vào được

71
72

Các Bác gái Hà nội vượt hàng ngàn cây số để được ôm cột mốc chụp hình dưới cái nắng như thiêu như đốt mà nét mặt hớn hở vô cùng, có Bác tay choàng ôm cột mốc như đang ôm người tình, có Bác đứng diễn hình như người lính cầm súng sẵn sàng xã thân hy sinh để giữ gìn cột mốc thân yêu, có bác đứng giang hai tay như Chúa Giesu đóng đinh trên cột thánh giá, rồi cười hô hố, nhìn thấy cũng vui lây. Nhìn nét mặt thì các bác này cũng chưa cầm súng hoặc ra chiến trường gì , có lẽ là lớp trí thức sồn sồn sau năm 1975 họ nhận thức cột mốc là tổ quốc, đất nước Việt nam một báu vật thiêng liêng nhất của dân tộc Việt, để có chủ quyền tổ quốc hôm nay , hàng triệu triệu con người trãi qua hàng ngàn năm từ xưa của dân tộc Việt đã đỗ xương máu để có nó hôm nay. Đó là tình yêu quê hương đất nước, yêu từng mãnh đất suốt từ Ải Nam Quan cho đến tận đây. Đất Mũi là nơi dừng chân (có đi được nữa đâu) cho trọng trách thiên di về phương Nam của dân Việt khi bị giặc phương Bắc xâm lấn ức hiếp hoặc khi nội chiến giữa dân Việt với nhau, có lẽ cũng là thiên định cho câu sấm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn Nhất Đáy, vạn đại dung thân”.

Tự hỏi cũng tự trả lời vì sao có sự hào hứng, vui mừng trong niềm tự hào cùa những người con dân Việt bên cột mốc chủ quyền quốc gia như thế. Họ vươn súng để sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc trường tồn, họ chọn cái chết của Chúa Giêsu trên thập tự giá để cứu rỗi nhân loại vì Tổ quốc là vĩnh cửu, dân tộc là trường tồn. Hình tượng cột mốc chủ quyền là hình ảnh của đất nước non sông.

Truyền thống chống ngoại xâm đã ăn vào trong huyết quản của người Việt, lòng yêu nước càng trổi dậy khi có kẻ hăm he xâm lấn chủ quyền đất liền, biển đảo. 21 lần xâm lấn của giặc phương bắc thì 21 lần dân Việt chiến thắng, chiến thắng không vì binh hùng tướng giỏi mà thắng vì ý chí quật cường của lòng yêu nước.

Hôm nay, lúc mà chủ quyền quốc gia nước Việt nguy cơ bị ngoại bang hăm he xâm lấm (mà đã xâm lấn rồi còn gì) thì lòng yêu mến đất nước càng mạnh lên như sóng trào, những biểu hiện tự sướng của các bác gái Hà nội cũng không có gì khó hiểu.

Thử hỏi những ai can tâm ký giấy bán rẽ chủ quyền hoặc tự làm nô lệ tay sai cho giặc thì kẻ ấy không tránh khỏi lịch sử chà đạp mà dân tộc này cũng không để cho “ kẻ thù của dân tộc” đó được yên ổn.

Tổ quốc trường tồn, dân tộc vĩnh cửu, một thể chế hay một chính đảng nào đó chỉ là giai đoạn. Cộng sản Liên xô của Quốc tế Cộng sản là của thế giới cũng chỉ từ 1917 và được tẩn liệm cách đây 26 năm mà thôi. Tôi mới nhớ những khẩu hiệu “Nhà nước XHCN muôn năm, Đảng Cộng sản muôn năm” chỉ là trò đùa của lịch sử.

NGUYỄN THÀNH TÂN